Phân loại lỗi – Defect Taxonomies là một hệ thống phân loại được sử dụng để phân loại và tổ chức các lỗi hoặc khuyết điểm trong quá trình kiểm thử phần mềm. Nó giúp tổ chức các lỗi theo các danh mục cụ thể, giúp kiểm thử viên và nhóm phát triển hiểu rõ hơn về các vấn đề có thể xảy ra trong phần mềm và cách xử lý chúng. Phân loại lỗi cũng có thể giúp ích trong việc báo cáo và phân tích các vấn đề trong quá trình phát triển và kiểm thử.
Basic Knowledge
Black-Box Testing: Classification Trees (phần 8)
Về mặt khái niệm, cây phân loại – classification tree là cách để kiểm tra sự kết hợp có giới hạn của các yếu tố. Chúng cho phép người kiểm thử kiểm tra một số yếu tố nhiều hơn những yếu tố khác. Mô hình cơ bản là một biểu diễn đồ hoạ của các yếu tố và các tuỳ chọn cho từng yếu tố, thường được chuẩn bị bằng cách sử dụng phân vùng tương đương. Ngoài ra còn có các quy tắc kết hợp yếu tố và tùy chọn, bao gồm mức độ kết hợp để đạt được giữa các yếu tố nhất định (ví dụ: tất cả bộ ba cho ba yếu tố, nhưng chỉ các cặp cho các yếu tố khác).
Black-Box Testing: Pairwise Testing (phần 7)
Pairwise testing là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm được sử dụng để tạo ra một tập hợp các bộ kiểm thử tối ưu bằng cách chọn các giá trị đầu vào sao cho mọi cặp giá trị có thể xảy ra đều được kiểm tra ít nhất một lần.
Black-Box Testing: Use Case Testing (Phần 6)
Về mặt khái niệm, Use case testing là một cách để đảm bảo rằng chúng ta đã kiểm thử các luồng xử lý và kịch bản điển hình và đặc biệt cho hệ thống, từ quan điểm của các tác nhân khác nhau tương tác trực tiếp với hệ thống và từ quan điểm của các bên liên quan khác nhau, những người tương tác gián tiếp với hệ thống.
Black-Box Testing: State-based Testing (Phần 5)
Kiểm thử dựa trên trạng thái – State-based testing (hay State Transition Testing) là một loại kiểm thử phần mềm dựa trên sự chuyển đổi giữa các trạng thái của hệ thống. Trong phương pháp này, hệ thống được xem xét như một tập hợp các trạng thái và các sự kiện (events) hoặc hành động (actions) có thể xảy ra, và kiểm thử được thiết kế để kiểm tra các sự chuyển trạng thái và hành vi của hệ thống trong mỗi trường hợp chuyển đổi.
Black-Box Testing: Bảng Quyết Định (phần 4)
Kiểm thử dựa vào bảng quyết định (Decision Table Testing) là kỹ thuật kiểm thử biểu diễn dạng bảng của một tập hợp các điều kiện và các hành động liên quan. Nó được biểu thị dưới dạng các quy tắc cho biết hành động nào sẽ xảy ra đối với tập hợp các giá trị điều kiện nào. Kiểm thử viên có thể sử dụng các bảng quyết định để phân tích các quy tắc áp dụng cho phần mềm đang kiểm tra và thiết kế các bài kiểm tra để bao gồm các quy tắc đó.
Black-Box Testing: Kỹ Thuật Phân Tích Giá Trị Biên (phần 3)
Phân tích giá trị cận biên – Boundary Value Analysis là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm tập trung vào kiểm tra các giá trị đầu vào nằm ở biên của khoảng giá trị hợp lệ hoặc không hợp lệ. Mục tiêu chính của phân tích giá trị cận biên là tìm ra các lỗi hoặc vấn đề liên quan đến xử lý giá trị biên của phần mềm.
Black-Box Testing: Kỹ Thuật Phân Vùng Tương Đương (phần 2)
Kỹ thuật phân vùng tương đương (Equivalence Partitioning) là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm mà trong đó các tập hợp dữ liệu hoặc giá trị đầu vào được chia thành các nhóm tương đương dựa trên cách phần mềm xử lý chúng. Mục tiêu chính của phân vùng tương đương là giảm số lượng trường hợp kiểm thử cần kiểm tra trong khi vẫn đảm bảo rằng các trường hợp kiểm thử quan trọng được bao phủ.
Tổng quan về các kỹ thuật kiểm thử phần mềm (Phần 1)
Có hai loại chính của kỹ thuật kiểm thử phần mềm là kiểm thử tĩnh và kiểm thử động. Mỗi kỹ thuật kiểm thử lại phân loại thành những loại nhỏ hơn. Sơ đồ minh hoạ dưới đây sẽ giúp các bạn có cái hình dung rõ hơn về các kỹ thuật sử dụng trong kiểm thử phần mềm hiện nay.
Phân Biệt Low-level Vs High-level Test Case
Quyết định cấp độ kiểm thử nào phù hợp với khu vực kiểm tra nào là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình thiết kế kiểm thử. Bài viết hôm nay, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về low-level test case và high-level test case, cũng như những ưu nhược điểm của từng loại.
Nào, hãy bắt đầu nhé!