Management Review là một khía cạnh quan trọng trong việc quản lý của bất kỳ tổ chức, hệ thống hoặc doanh nghiệp nào. Bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu về hoạt động quản lý review và kiểm toán – audit trong kiểm thử phần mềm. Nào hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Manual Testing
Một số Review Checklist (phần 30)
Review checklist này là ý tưởng của L. Peter Deutsch và những cộng sự tại Sun Microsystems. Đây là công ty đi đầu trong việc thiết kế và phát triển ứng dụng phân tán. Review checklist này dành cho việc đánh giá thiết kế.
Review Trong Kiểm Thử Phần Mềm (phần 29)
Review là một loại kiểm thử tĩnh (static test). Đối tượng được review không được thực thi hoặc chạy trong quá trình review. Và cũng giống như bất kỳ hoạt động kiểm thử nào khác, review có thể có nhiều mục tiêu khác nhau.
Defect-Based Technique: Software Attacks (phần 13)
Về mặt khái niệm, tấn công phần mềm là một hình thức kiểm thử tập trung và có định hướng nhằm cố gắng buộc các lỗi cụ thể xảy ra. Nó có cấu trúc hơn kỹ thuật kiểm thử phân loại lỗi, vì nó được xây dựng dựa trên mô hình lỗi. Mô hình lỗi nói về cách lỗi hình thành và cách thức cũng như lý do lỗi biểu hiện thành lỗi.
Experience-Based Technique: Exploratory Testing (phần 12)
Kiểm thử thăm dò (Exploratory Testing) là một phương pháp kiểm thử phần mềm mà trong đó người kiểm thử sẽ thực hiện việc kiểm thử mà không theo một kịch bản kiểm thử cụ thể hay một kế hoạch kiểm thử trước đó. Thay vào đó, người kiểm thử sẽ tự do khám phá và kiểm tra ứng dụng như một người dùng thực tế, trong quá trình đó họ sẽ kiểm tra, đánh giá, và tìm lỗi, vấn đề hoặc tình huống không mong muốn.
Experience-Based Technique: Checklist Testing (Phần 11)
Kỹ thuật kiểm thử dựa vào checklist (checklist-based testing) không hẳn là một trào lưu mới trong kiểm thử phần mềm, nhưng gần đây ngày càng nhiều người nhận ra những lợi ích mà chúng mang lại. Bài viết này giới thiệu về: Thế nào kiểm thử dựa vào checklist, Lợi ích và thách thức mà loại kiểm thử này mang lại, Cách thức xây dựng một checklist thông qua một ví dụ thực thế. Nào hãy bắt đầu tìm hiểu cùng mình nhé…
Experience-Based Technique: Error Guessing (phần 10)
Kỹ thuật đoán lỗi (Error Guessing) là một phương pháp kiểm thử phần mềm dựa trên kinh nghiệm và trực giác của người kiểm thử để tìm ra các tình huống, kịch bản hoặc điều kiện tiềm năng mà có thể dẫn đến lỗi hoặc sự cố trong phần mềm. Thay vì tuân theo một kế hoạch kiểm thử cụ thể, người kiểm thử dựa vào sự hiểu biết của họ về hệ thống để tạo ra các trường hợp kiểm thử không đều đặn nhưng có thể là những điểm yếu tiềm ẩn.
Experience-Based Technique: Defect Taxonomies (Phần 9)
Phân loại lỗi – Defect Taxonomies là một hệ thống phân loại được sử dụng để phân loại và tổ chức các lỗi hoặc khuyết điểm trong quá trình kiểm thử phần mềm. Nó giúp tổ chức các lỗi theo các danh mục cụ thể, giúp kiểm thử viên và nhóm phát triển hiểu rõ hơn về các vấn đề có thể xảy ra trong phần mềm và cách xử lý chúng. Phân loại lỗi cũng có thể giúp ích trong việc báo cáo và phân tích các vấn đề trong quá trình phát triển và kiểm thử.
Black-Box Testing: Classification Trees (phần 8)
Về mặt khái niệm, cây phân loại – classification tree là cách để kiểm tra sự kết hợp có giới hạn của các yếu tố. Chúng cho phép người kiểm thử kiểm tra một số yếu tố nhiều hơn những yếu tố khác. Mô hình cơ bản là một biểu diễn đồ hoạ của các yếu tố và các tuỳ chọn cho từng yếu tố, thường được chuẩn bị bằng cách sử dụng phân vùng tương đương. Ngoài ra còn có các quy tắc kết hợp yếu tố và tùy chọn, bao gồm mức độ kết hợp để đạt được giữa các yếu tố nhất định (ví dụ: tất cả bộ ba cho ba yếu tố, nhưng chỉ các cặp cho các yếu tố khác).
Black-Box Testing: Pairwise Testing (phần 7)
Pairwise testing là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm được sử dụng để tạo ra một tập hợp các bộ kiểm thử tối ưu bằng cách chọn các giá trị đầu vào sao cho mọi cặp giá trị có thể xảy ra đều được kiểm tra ít nhất một lần.