Quyết định cấp độ kiểm thử nào phù hợp với khu vực kiểm tra nào là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình thiết kế kiểm thử. Bài viết hôm nay, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về low-level test case và high-level test case, cũng như những ưu nhược điểm của từng loại.
Nào, hãy bắt đầu nhé!
High-level Test Case Là Gì?
High-level test case còn được biết tới là system-level test case hoặc end-to-end test case, là loại test case tập trung vào toàn bộ hệ thống phần mềm hoặc một phần quan trọng của nó từ góc độ người dùng cuối. High-level test case được thiết kế để xác thực chức năng tổng thể, khả năng tích hợp hoặc hiệu suất của toàn bộ hệ thống phần mềm.
Low Level Test Case Là Gì?
Low-level test case còn được gọi là unit test case, hay component-level test case, là loại test case tập trung vào kiểm tra các đơn vị hoặc thành phần riêng lẻ của phần mềm một cách riêng biệt. Các đơn vị này có thể là functions, methods, classes hoặc modules nhỏ. Mục đích của của low-level test case là để xác minh rằng mỗi đơn vị của phầm mềm hoạt động như mong đợi và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của nó.
So Sánh High Level Test Case Vs Low Level Test Case
High-level test case | Low-level test case | |
Ưu điểm | – Đưa ra những hướng dẫn về những gì nên được kiểm tra, và cho phép kiểm thử viên thay đổi dữ liệu thực tế, thậm chí cả quy trình cần tuân theo khi thực hiện kiểm thử. – Giúp bao phủ rủi ro tốt hơn low-level test case. Bởi các test case có thể sẽ thay đổi đôi chút mỗi khi tiến hành kiểm thử. – Được xác định sớm trong quá trình thiết kế kiểm thử. – Vận dụng được kinh nghiệm của kiểm thử viên cả trong kiểm thử và đối tượng kiểm thử cần thực hiện. – Không yêu cầu tài liệu chi tiết và chính thức. – Phù hợp để tái sử dụng trong các chu kỳ kiểm thử khác nhau khi những bộ dữ liệu kiểm thử khác nhau cần được sử dụng. – Có thể được sử dụng để phát triển low-level test case khi các yêu cầu trở nên rõ ràng và ổn định hơn. | – Low-level test case có thể được thực hiện bởi kiểm thử viên thiếu kinh nghiệm dựa vào thông tin chi tiết được cung cấp trong test case. – Test case có thể được chạy lại bởi những kiểm thử viên khác nhau và sẽ cho kết quả kiểm thử giống nhau. – Các bug không rõ ràng trong cơ sở kiểm thử có thể được phát hiện. – Mức độ kiểm thử chi tiết cho phép xác minh độc lập các thử nghiệm khi cần, ví dụ như khi kiểm toán – Có thể giảm thời gian dành cho việc triển khai trường hợp kiểm thử tự động. |
Nhược điểm | – Việc xác minh, đọc hiểu có thể gây khó khăn do thiếu mô tả chi tiết. – Đòi hỏi kiểm thử viên có kinh nghiệm kiểm thử hơn để thực hiện so với low-level test case – Khi tiến hành tự động hóa kiểm thử dựa trên high-level test case có thể dẫn đến việc xác thực kết quả thực tế sai hoặc thiếu các mục cần xác thực. | – Có thể đòi hỏi một lượng nỗ lực đáng kể, cả để tạo và bảo trì. – Có xu hướng hạn chế sự sáng tạo của người kiểm thử trong quá trình chạy kiểm thử. – Đòi hỏi cơ sở kiểm thử phải được xác định rõ – Tốn nhiều công sức hơn so với high-level test case khi cần phải truy xuất nguồn gốc các điều kiện kiểm thử. |
Khi Nào Sử Dụng High Level Test Case Và Low Level Test Case?
High-level test case và low-level test case phục vụ cho các mục đích khác nhau và giai đoạn trong kiểm thử phần mềm. Dưới đây là những trường hợp bạn nên áp dụng từng cấp độ test case vào kiểm thử của mình:
Sử dụng high-level test case khi:

- Kiểm thử hệ thống: High-level test case được sử dụng nhiều nhất trong kiểm thử hệ thống. Khi đó, toàn bộ hệ thống phần mềm được kiểm tra tổng thể để xác thực chức năng, hiệu xuất và tích hợp của nó.
- Xác minh luồng nghiệp vụ end-to-end: High-level test case phù hợp với các kịch bản kiểm thử trải rộng trên nhiều thành phần, module và nhằm mục đích mô phỏng tương tác của người dùng trong thế giới thực.
- Đánh giá yêu cầu nghiệp vụ: High-level test case đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ đã chỉ định và phù hợp với mong đợi của người dùng.
- Đánh giá trải nghiệm người dùng: High-level test case hiệu quả trong việc đánh giá trải nghiệm người dùng tổng thể và tương tác giao diện người dùng.
- Tái tạo các kịch bản trong thế giới thực: High-level test case được thiết kế để bắt chước cách sử dụng trong thế giới thực và xác thực hành vi của phần mềm trong các điều kiện người dùng điển hình.
Sử dụng low-leve test case khi:
- Kiểm thử đơn vị: Low-level test case chủ yếu được sử dụng trong quá trình kiểm thử đơn vị. Trong đó, các đơn vị hoặc thành phần riêng lẻ của phần mềm được kiểm tra riêng lẻ để xác minh tính chính xác của chúng.
- Xác thực chức năng cụ thể: Low-level test case phù hợp để kiểm tra các chức năng hoặc khối code cụ thể trong một đơn vị hoặc thành phần.
- Xác định và sửa bug: Low-level test case giúp nhà phát triển phát hiện và sửa các bug ở cấp code, cải thiện chất lượng tổng thể của phần mềm.
Tóm lại, high-level test case được sử dụng để kiểm tra chức năng tổng thể và sự tích hợp của toàn bộ hệ thống phần mềm từ góc độ người dùng cuối. Chúng phù hợp hơn để kiểm tra hệ thống và đánh giá sự liên kết của phần mềm với các yêu cầu nghiệp vụ và mong đợi của người dùng. Mặt khác, low-level được sử dụng để kiểm tra các đơn vị hoặc thành phần riêng lẻ để đảm bảo tính chính xác và ổn định của chúng. Chúng được áp dụng nhiều hơn trong quá trình thử nghiệm đơn vị và hỗ trợ xác thực và sửa lỗi ở cấp mã. Cả high-level test case và low-level test case là những thành phần quan trọng của chiến lược kiểm thử toàn diện và chúng bổ sung cho nhau để đảm bảo chất lượng tổng thể và độ tin cậy của phần mềm.
Hi vọng bài viết hôm nay đã giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về high-level test case và low-level test case. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Happy Testing!