Mô hình FMEA (Failure Mode and Effects Analysis) là một phương pháp phân tích rủi ro được sử dụng để xác định, đánh giá và giảm thiểu các lỗi tiềm ẩn hoặc lỗi có thể xảy ra trong một quy trình, sản phẩm hoặc hệ thống. Nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghiệp, y tế, ô tô, hàng không vũ trụ và phần mềm.
Phần 2 – Quy Trình Quản Lý Trong Kiểm Thử Dựa Vào Rủi Ro
Quá trình xác định rủi ro bao gồm các hoạt động sau:
Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về dự án, hệ thống hoặc tổ chức liên quan đến các khía cạnh như yêu cầu, thiết kế, môi trường vận hành, công nghệ, quy trình làm việc, nhân lực, tài chính, v.v.. Điều này giúp xây dựng một hình dung toàn diện về hoạt động và môi trường của dự án hoặc tổ chức.
Phân tích các yếu tố gây rủi ro: Xem xét các yếu tố gây rủi ro trong dự án hoặc tổ chức. Các yếu tố này có thể bao gồm: sự không chắc chắn, sự phụ thuộc vào bên thứ ba, thiếu nguồn lực, thiếu kỹ năng, quy trình không hiệu quả, sự thay đổi công nghệ, môi trường tổ chức không ổn định, v.v. Điều này giúp xác định các khía cạnh có khả năng gây rủi ro trong dự án hoặc tổ chức.
Xác định các rủi ro: Dựa trên thông tin và phân tích, xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong dự án hoặc tổ chức. Các rủi ro có thể được mô tả theo cách chung hoặc cụ thể, bao gồm cả các nguy cơ có thể xảy ra và tác động của chúng.
Ghi nhận thông tin về rủi ro: Ghi lại thông tin về các rủi ro đã xác định, bao gồm: mô tả, nguyên nhân, tác động, mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra. Thông tin này sẽ tạo nên cơ sở dữ liệu về rủi ro để từ đó có thể thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro.
Phần 1 – Những Điều Cơ Bản Về Kiểm Thử Dựa Vào Rủi Ro
Ngày nay, “chất lượng” đang trở thành một yếu tố quan trọng trong phân phối phần mềm. Các cải tiến liên tục diễn ra để nâng cao chất lượng nhằm giữ cho khách hàng hài lòng. Hầu hết kỹ sư kiểm thử đều chịu áp lực rất lớn về mặt thời gian và nguồn lực để siết chặc số thử nghiệm. Thông thường bản dựng được bàn giao cho họ vào phút cuối. Không thể bỏ lỡ thời gian giao hàng và đồng thời chất lượng cũng không thể bị ảnh hưởng.
Vì vậy, làm thế nào để chúng tôi quyết định bài kiểm tra nào là quan trọng trong giai đoạn này? Những điều mà tester coi là quan trọng có thể không thực sự quan trọng đối với khách hàng. Tầm quan trọng của tính năng hoặc chức năng được quyết định từ quan điểm của ai? Ai sẽ quyết định đâu là những bài kiểm tra quan trọng? Và rất nhiều câu hỏi khác tiếp tục phát sinh.
Để trả lời tất cả những câu hỏi này và xử lý tình huống trên một cách hiệu quả, một phương pháp thử nghiệm có tên là ‘Risk-based testing – Kiểm thử dựa vào rủi ro’ đã ra đời.
Nào hãy cùng mình tìm hiểu trong các bài viết này nhé.
8 Lời Khuyên Để Trở Thành Automation Tester
Một sự thật là kiểm thử tự động luôn là mục tiêu nhắm tới của mọi kiểm thử viên phần mềm. Hầu hết chúng ta đều muốn trở thành kiểm thử viên tự động – automation tester. Nhưng chỉ một vài người trong chúng ta thành công với nó. Bài viết hôm nay, mình sẽ đưa ra một số lời khuyên về kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp bạn trở thành một kiểm thử viên tự động thành công mà bạn mong muốn.
Hãy bắt đầu nhé!
7 Bước Trong Quy Trình Kiểm Thử Phần Mềm Tự Động
Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến các bước thực hiện trong một quy trình kiểm thử tự động. Chúng bao gồm:
Step 1: Lựa Chọn Công Cụ Kiểm Thử
Step 2: Xác Định Phạm Vi Của Kiểm Thử Tự Động
Step 3: Xây Dựng Kế Hoạch Kiểm Thử Tự Động
Step 4: Thiết Kế Và Phát Triển Kịch Bản Kiểm Thử Tự Động
Step 5: Tiến Hành Kiểm Thử
Step 6: Phân Tích Và Báo Cáo Kết Quả Kiểm Thử
Step 7: Bảo Trì Và Nâng Cấp Kiểm Thử Tự Động
Tại Sao Phải Bận Tâm Đến Kiểm Thử Tự Động
Kiểm thử tự động – Automation Testing là đang là xu hướng trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm và ngày càng có nhu cầu cao. Nhưng liệu nó có thực sự hiệu quả về mặt chi phí? Bạn có thực sự cắt giảm được chi phí bằng việc sử dụng các công cụ kiểm thử tự động thay vì trả tiền cho kiểm thử thủ công? Tương lai của kiểm thử tự động sẽ ra sao? Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm câu trả lời câu trả lời nhé.
Nếu một kiểm thử viên thủ công làm việc 8 tiếng một ngày và trở về nhà, thì kiểm thử tự động làm việc mọi lúc. Vậy thì nó có thực sự hiệu quả. Trước khi bắt đầu với việc xây dựng một chiến lược và thành lập team kiểm thử, hãy cùng mình điểm qua những cái nhìn đúng đắn về kiểm thử tự động.
Tìm Kiếm Bug Trong Kiểm Thử Phần Mềm
Mình hay đùa rằng việc tìm bug giống như truy tìm tội phạm và người kiểm thử giống như thám tử vậy. Và muốn tìm được “tội phạm” của mình, trước hết người kiểm thử viên cần biết đặc điểm nhận diện của chúng, khoanh vùng những chỗ khả nghi, và truy tìm theo đầu mối. Mỗi loại bug khác nhau sẽ có những đặc thù khác nhau. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số loại bug phổ biến cùng những đặc điểm đặc trưng của chúng. Nào, hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Tìm Hiểu Về Test Web – 7 Bước Để Test Web Hiệu Quả
Test Web hay Test Website là việc kiểm tra trang web hay ứng dụng web của bạn nhằm đảm bảo chúng hoạt động theo một tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Đó là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, nhưng mục tiêu chính luôn giống nhau – phát hiện càng nhiều lỗi càng tốt và phát triển các phương pháp nhằm ngăn chặn chúng trong tương lai.
So sánh Black-Box, White-Box vs Grey-Box Testing
Kiểm thử phần mềm là một quá trình điều tra. Người kiểm thử đưa phần mềm qua rất nhiều bài kiểm tra để phát hiện bất kỳ lỗi ẩn nào, hành vi không đoán trước hoặc sự không nhất quán về chức năng. Sau mỗi lần kiểm tra, người kiểm thử sẽ gửi một báo cáo chi tiết giúp các nhà phát triển khắc phục các sự cố đã phát hiện, duy trì phần mềm không có lỗi và đảm bảo phần mềm chạy như dự định. Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm thử phần mềm, nhưng phổ biến nhất vẫn là Black-box Testing, White-box testing, Grey-box testing. Bằng các cách tiếp cận khác nhau, các phương pháp này giữ cho code sạch và kiểm tra chức năng một cách hiệu quả.
Bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu về Những phương pháp này là gì, Chúng được sử dụng để làm gì, Sự khác biệt giữa chúng, cũng như tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của từng phương pháp kiểm thử. Nào hãy cùng bắt đầu nhé!
Cách Thiết Kế Dữ Liệu Trong Kiểm Thử Phần Mềm
Trong quá trình kiểm thử phần mềm, việc thiết kế các bộ dữ liệu kiểm thử (test data) đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn và độ tin cậy của phần mềm. Thiết kế các bộ dữ liệu kiểm thử hiệu quả giúp tăng độ chính xác của kết quả kiểm thử và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sử dụng phần mềm.
Để thiết kế các bộ dữ liệu kiểm thử, ta cần phải hiểu rõ yêu cầu và chức năng của phần mềm cần kiểm thử. Dựa trên đó, ta có thể thiết kế các bộ dữ liệu kiểm thử đa dạng, phong phú và đầy đủ các trường hợp kiểm thử. Các bộ dữ liệu kiểm thử cần bao gồm các trường hợp kiểm thử cơ bản và các trường hợp kiểm thử đặc biệt.