Ở phần 1 mình đã giới thiệu về kiểm thử mobile là gì, phân loại các loại mobile app và việc lập chiến lược kiểm thử trên mobile. Trong bài viết này, mình xin giới thiệu danh sách kiểm tra – checklist cho mobile app. Checklist này sẽ cung cấp cho người kiểm thử cách tiếp cận từng bước kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi phát hành ra thị trường.
Tìm Hiểu Về Mobile Testing: Các Chiến Lược Kiểm Thử (Phần 1)
Ngành công nghiệp ứng dụng di động đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng ứng dụng sẵn có để người dùng cuối tải xuống. Các ứng dụng dành cho thiết bị di động đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách mọi người làm việc, giao tiếp, mua sắm cũng như tương tác với nhau. Vì vậy, để sản phẩm của bạn nổi bật giữa đám đông, khi người dùng tiếp tục tải xuống hàng nghìn ứng dụng mỗi ngày, là một thách thức lớn. Sản phẩm của bạn phải đảm bảo chất lượng, đẹp mắt và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
Với vai trò là một nhà kiểm thử phần mềm, bạn cần thực hiện những danh mục kiểm thử gì? Các công cụ, thiết bị nào có thể hỗ trợ kiểm thử? Các bước lập kế hoạch là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Functional Testing vs Non-functional Testing
Functional testing và phi chức năng là cách tiếp cận phổ biến nhất để phân loại các loại kiểm thử phần mềm khác nhau. Hai loại này đề cập đến bản chất của quá trình thử nghiệm và chính xác những gì đang được thử nghiệm. Có hai điều cần biết về functional testing và phi chức năng nếu bạn chưa từng tìm hiểu sâu về hai loại kiểm thử này trước đây.
Thứ nhất, sự phân chia giữa functional testing và phi chức năng không cố định. Đối với một số loại kiểm thử, việc phân loại chúng không phải là điều dễ dàng.
Thứ hai, cả functional testing và phi chức năng đều cần thiết cho sự thành công của dự án kiểm thử phần mềm của bạn, mặc dù theo những cách khác nhau.
Tại Sao Tôi Chọn Nghề Kiểm Thử Viên Phần Mềm?
Bước vào lĩnh vực IT có thể rất khó khăn. Để làm việc tốt trong nghề này bạn cần sẵn sàng và mong muốn học hỏi, không ngừng cải thiện kỹ năng của mình và có mục tiêu trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Đây không phải là con đường sự nghiệp dễ dàng, nhưng nó rất đáng giá.
Mình không học CNTT, cũng không bắt đầu công việc kiểm thử phần mềm. Mình học qua những đồng nghiệp của mình, qua những buổi chia sẻ, đào tạo training của những người đi trước. Một câu nói mà mình rất thích khi bắt đầu theo đuổi con đường này:
**If not you, but who?**
**If not now, but then?**
Nếu bạn có hứng thú với nghề kiểm thử phần mềm, hãy tự mình tìm hiểu và đưa ra quyết định nhé. Bởi “Không phải bạn thì là ai? Không phải bây giờ thì khi nào?”
Exploratory Testing: Đôi Điều Về Kiểm Thử Thăm Dò
Khi bạn là một tester mới trong một công ty phần mềm (yeah, giống mình), bạn có thể đối mặt với một số thử thách trong những ngày đầu. Bạn cần tìm hiểu quy định công ty, quy trình dự án, làm quen đồng nghiệp mới. Bạn biết đấy, nó chẳng dễ dàng gì. Tuy nhiên, bạn sớm sẽ học được chúng, điều khó khăn nhất còn chưa đến. Bạn có thể sẽ tham gia vào một dự án đầu tiên – với rất nhiều những ràng buộc, các module, các component cần bạn test nhanh chóng, nhưng phải chất lượng. May mắn ra bạn sẽ được cung cấp tài liệu hoặc mockup, nhưng nếu không – thì đây là thời điểm bạn cần tới Kiểm thử thăm dò – Exploratory testing.
Đôi Điều Về Viết Bug Report
Tìm bug và viết báo cáo về bug phát hiện là một trong những công việc quen thuộc của mọi kiểm thử viên. Một bug được báo cáo hiệu quả thì cơ hội được sửa chữa của nó sẽ cao hơn. Report bug là một kỹ năng, và để trở thành một kiểm thử viên chuyên nghiệp thì bạn cần nắm được kỹ năng này. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về quy trình viết bug report cũng như các mẹo để có một report hiệu quả và chuyên nghiệp.
11 Mẹo Viết Test Case Hiệu Quả
Test case là một tài liệu mô tả tập hợp các hành động, các điều kiện và kết quả mong đợi mà tester cần xác minh đối với sản phẩm phần mềm. Đây là tài liệu căn bản cần có để xác định xem một phần mềm hoặc một trong các tính năng của nó có hoạt động theo đúng dự tính và mong muốn ban đầu hay không.
Một test case được xây dựng kém có thể dẫn đến những rò rỉ lỗ hổng đáng kể. Điều này làm tốn thời gian và tiền bạc. Do đó, việc xây dựng các test case hiệu quả là điều tối quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ dự án phần mềm nào.